Phân biệt ung thư hậu môn và trĩ đúng nhất
Với một số dấu hiệu nhận biết chung, khiến ung thư hậu môn và trĩ khá giống nhau. Vì thế, khiến nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này. Đặc biệt, ung thư hậu môn thường sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn, vì thế phân biệt ung thu hậu môn và trĩ sớm, để điều trị hiệu quả là hoàn toàn cần thiết!
BỆNH TRĨ LÀ GÌ? UNG THƯ HẬU MÔN LÀ GÌ?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị giãn nở và phì đại quá mức. Thường xảy ra do táo bón lâu ngày, khi phân cứng gây áp lực lên thành hậu môn, khiến các mạch máu sưng lên và dễ tổn thương. Khi đó, các búi trĩ có thể hình thành bên trong ống hậu môn (trĩ nội) hoặc lòi ra ngoài (trĩ ngoại), gây khó chịu, đau đớn và chảy máu.
Ung thư hậu môn là một loại ung thư bắt nguồn từ sự tăng sinh bất thường của các tế bào trong khu vực hậu môn. Những tế bào này có khả năng phát triển nhanh chóng và xâm lấn sang các mô, cơ quan lân cận. Đây là bệnh lý nguy hiểm với các triệu chứng tiến triển nhanh và nguy cơ di căn cao, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Trong khi bệnh trĩ chủ yếu gây đau, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt, ung thư hậu môn có mức độ đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều. Nhận biết sớm và phân biệt rõ ràng giữa trĩ và ung thư hậu môn là điều quan trọng, vì khả năng điều trị ung thư hiệu quả cao hơn nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, với tỷ lệ lên đến 80% nếu được chẩn đoán sớm.
PHÂN BIỆT UNG THƯ HẬU MÔN VÀ TRĨ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
♦ Lão hóa: Khi cơ thể lão hóa, lượng collagen ở vùng hậu môn và trực tràng giảm, tăng nguy cơ mắc trĩ.
♦ Táo bón kéo dài: Cố rặn khi đại tiện do phân cứng dễ gây áp lực lên trực tràng, làm mạch máu phình to.
♦ Thai kỳ và sinh con: Phụ nữ dễ mắc trĩ do thay đổi nội tiết tố và táo bón khi mang thai.
♦ Thừa cân, béo phì: Gây áp lực lên vùng trực tràng và thường kèm theo chế độ ăn ít chất xơ, ít vận động.
♦ Ngồi lâu: Công việc yêu cầu ngồi nhiều, ít di chuyển cũng làm tăng áp lực trực tràng, dễ hình thành búi trĩ.
Nguyên nhân gây ung thư hậu môn
♦ Virus HPV: Loại virus lây qua đường tình dục là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư hậu môn.
♦ Tuổi tác: Ung thư hậu môn thường gặp ở người từ 50-80 tuổi, khác với trĩ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
♦ Tổn thương hậu môn kéo dài: Các tổn thương và viêm mạn tính ở hậu môn có thể dẫn đến ung thư.
♦ Rò hậu môn: Phân có thể gây kích ứng mô quanh hậu môn, làm tăng nguy cơ ung thư.
♦ Hút thuốc: Tăng nguy cơ mắc ung thư hậu môn đến 8 lần so với người không hút thuốc.
♦ Suy giảm miễn dịch: Người dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã ghép tạng cũng dễ mắc ung thư hậu môn hơn.
Phân biệt qua triệu chứng
♦ Chảy máu: Ở trĩ, máu chảy tươi sau khi đi đại tiện. Ung thư hậu môn có thể gây chảy máu màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
♦ Sờ thấy khối lạ: Với trĩ ngoại, búi trĩ nhô ra khi đại tiện và có thể tự co vào. Ung thư hậu môn thường không thấy u nhô ra bên ngoài; khám bằng kỹ thuật hình ảnh mới phát hiện được khối u gồ ghề bên trong.
♦ Các triệu chứng khác: Trĩ gây ngứa hậu môn; ung thư hậu môn có thể kèm dịch có máu hoặc mùi hôi, sưng hạch bẹn, giảm cân và mệt mỏi.
Phân biệt qua các giai đoạn phát triển
♦ Bệnh trĩ: Phát triển qua 4 độ, từ nhẹ (búi trĩ còn nằm trong) đến nặng (búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể co vào, gây nhiều khó chịu).
♦ Ung thư hậu môn: Chia làm 4 giai đoạn, từ khối u nhỏ và khu trú đến khi di căn xa, gây nguy cơ tử vong cao ở giai đoạn cuối.
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HẬU MÔN VÀ TRĨ BẰNG CÁCH NÀO?
Điều trị ung thư hậu môn
Phương pháp điều trị ung thư hậu môn sẽ phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh:
♦ Xạ trị: Dùng tia X hoặc proton để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được áp dụng cho các giai đoạn đầu. Xạ trị có thể kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả.
♦ Hóa trị: Sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển. Hóa trị thường dùng kết hợp với xạ trị để giảm kích thước khối u hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
♦ Phẫu thuật: Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, chuyên gia có thể loại bỏ khối u nhỏ bằng tiểu phẫu. Đối với các trường hợp ung thư giai đoạn muộn hoặc khối u lớn, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ một phần hậu môn hoặc trực tràng.
Điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ cũng tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ:
♦ Điều trị nội khoa: Bao gồm thuốc bôi, thuốc giảm đau, kháng viêm và các loại kem chứa hydrocortisone giúp giảm ngứa, sưng viêm. Ngoài ra, thuốc làm mềm phân cũng giúp giảm áp lực khi đi đại tiện.
♦ Thủ thuật xâm lấn tối thiểu: Đối với trĩ ở mức độ nhẹ đến trung bình, có thể áp dụng các thủ thuật như chích xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, hoặc liệu pháp laser giúp làm teo búi trĩ.
♦ Phẫu thuật cắt trĩ: Khi trĩ phát triển nặng (độ 3 và 4), các búi trĩ sa ra ngoài không co lại, có thể cần phẫu thuật cắt trĩ để loại bỏ búi trĩ. Phương pháp này giúp giải quyết triệt để tình trạng trĩ và ngăn ngừa tái phát.
Để có phương án điều trị hiệu quả cho hai loại bệnh lý này, bạn nên đến các địa chỉ y tế uy tín. Trong đó, phòng khám Hoàn Cầu quận 5 là một trong những nơi tin cậy, có đội ngũ chuyên gia chuyên khoa giỏi, cơ sở vật chất tốt, phương pháp hiện đại,… Nhờ đó, sẽ mang lại hiệu quả cao và sự an tâm tối đa cho mọi người bệnh.
Với những thông tin trên, sẽ giúp bạn phân biệt ung thư hậu môn và trĩ đúng cách. Nếu cần được tư vấn hay đặt hẹn khám ưu tiên, bạn chỉ cần Nhấp vào Bảng chat bên dưới, chuyên gia sẽ hỗ trợ ngay!
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người