Bị bón quá lâu có gây bệnh trĩ không? giải pháp giúp điều trị hiệu quả
Táo bón quá lâu không chỉ gây nên ám ảnh cho người bệnh mỗi khi đi vệ sinh, mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Thông tin dưới đây sẽ giải đáp cụ thể bị bón quá lâu có gây bệnh trĩ không? để bạn biết cách xử trí hiệu quả và kịp thời đi khám nếu cần thiết.
BỊ BÓN QUÁ LÂU CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?
Táo bón được hiểu đơn giản là tình trạng phân quá cứng, khó có thể đi ngoài một cách trơn tru, đồng thời:
- Bệnh nhân đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần và đôi khi có thể ít hơn tùy vào mức độ của bệnh táo bón.
- Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn, bệnh nhân rặn nhiều. Đối với những trường hợp táo bón mạn tính, bạn có thể bị táo bón trong khoảng vài tháng.
- Người bị táo bón phân rắn, phân đóng thành cục nhỏ như phân dê và mỗi lần đi vệ sinh, bệnh nhân thường xoa bụng, ấn bụng để việc đi đại tiện dễ hơn.
- Đôi khi phân có máu lẫn vào do quá cứng gây tổn thương niêm mạc hậu môn.
- Bệnh nhân thường xuyên bị đầy bụng, đau bụng dữ dội hoặc đau bụng âm ỉ.
NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN KÉO DÀI CÓ THỂ GẶP
Táo bón được chia làm hai dạng đó là táo bón nguyên phát và thứ phát. Mỗi nhóm được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Nguyên nhân nguyên phát:
Rối loạn cơ chế tống phân, do cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề.
Khi nhu động ruột hoạt động kém cũng sẽ gây ra táo bón.
Táo bón do tình trạng rối loạn chức năng sàn chậu.
- Nguyên nhân thứ phát:
+ Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, ăn quá ít chất xơ, uống quá ít nước, hoặc ăn một số thực phẩm cay nóng cũng làm tăng nguy cơ cơ táo bón.
+ Mắc bệnh lý về bệnh nứt hậu môn, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn,… cũng sẽ dễ bị táo bón.
+ Mắc bệnh lý toàn thân như: đột quỵ, Parkinson, tuyến giáp, rối loạn nội tiết,.. cũng là nguyên nhân gây táo bón.
+ Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi trong thai kỳ,…
BỊ BÓN QUÁ LÂU CÓ GÂY BỆNH TRĨ KHÔNG?
Táo bón lâu ngày chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Bởi vì khi bị táo bón, người bệnh thường phải dùng sức rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Nếu rặn quá mức sẽ làm cho tĩnh mạch hậu môn và tĩnh mạch ở quanh trực tràng bị giãn ra.
Khi những tĩnh mạch này bị sưng lên sẽ hình thành nên các búi trĩ. Bệnh gây khó chịu, ngứa, đau rát khi đi vệ sinh và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không sớm khắc phục còn có thể gây tổn thương búi trĩ và nhiễm trùng hậu môn.
Ngoài ra, khi bị táo bón quá lâu, bệnh nhân còn gặp các vấn đề khác như:
- Gây nứt hậu môn: Thói quen rặn phân khi đi ngoài cũng gây nứt hậu môn, gây chảy máu và đau đớn. Chính vì thế, càng về sau bệnh nhân càng gặp khó khăn khi đi vệ sinh.
- Gây ứ phân: Khi phân không được tốn hết ra ngoài sẽ bị tích tụ trong ruột thành những khối phân lớn và gây tắc nghẽn. Tình trạng ứ phân này sẽ khiến bệnh nhân bị chướng bụng, hay nôn, ăn không ngon, khó chịu,…
- Sa trực tràng: Thói quen rặn mạnh khi đi vệ sinh do táo bón cũng là nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng. Triệu chứng là ngứa, đau hậu môn, rò rỉ phân, máu tươi trong phân,…
PHƯƠNG PHÁP GIÚP ĐIỀU TRỊ BỆNH TÁO BÓN KÉO DÀI
Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả giúp bạn khắc phục tình trạng táo bón lâu dài có thể tham khảo như sau:
Thực hiện thay đổi lối sống khoa học
Thực hiện lối sống khoa học chính là cách giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động dễ dàng và khắc phục được hiệu quả chứng táo bón. Cụ thể hãy duy trì những thói quen sống và sinh hoạt lành mạnh dưới đây:
- Có chế độ ăn khoa học và lành mạnh: Ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa và bổ sung nhiều loại rau củ quả có xơ cho cơ thể, ăn sữa chua để tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, cũng nên uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời tránh ăn những thực phẩm dễ gây táo bón như thức ăn cay nóng và tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích.
- Tăng cường vận động thể dục, thể thao, yoga, chạy bộ,… cũng là một phương pháp khá hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón. Hãy lựa chọn những môn thể thao phù hợp với bạn, không cần tập luyện quá sức, chỉ cần tập đều đặn mỗi ngày. Lưu ý, nên loại bỏ thói quen ngồi làm quá lâu một chỗ, có thể dành thời gian đi lại, thư giãn 5 – 10 phút.
Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ
- Nên rèn luyện việc đi đại tiện đúng giờ và đều đặn mỗi ngày trong một khung giờ cố định. Không nên căng thẳng, không nhịn đại tiện và không nên ngồi quá lâu khi đi vệ sinh.
Thăm khám và điều trị với chuyên gia chuyên khoa
Nếu bạn đã áp dụng lối sống khoa học như trên nhưng vẫn không thể cải thiện tình trạng táo bón kéo dài thì tốt hơn hết bạn nên đi khám để được các chuyên gia chẩn đoán bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả với từng trường hợp.
Đối với trường hợp do bệnh trĩ, chuyên gia sẽ khám/nội soi xem tình trạng búi trĩ và phân loại bệnh trĩ. Trong trường hợp nhẹ sẽ cho dùng thuốc. Trường hợp búi trĩ nặng sẽ chỉ định cắt trĩ bằng phương pháp PPH (dành cho trĩ nội) và phương pháp HCPT (dành cho trĩ ngoại).
Hiện Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là địa chỉ chuyên khoa hậu môn – trực tràng uy tín tại Quận 5, hỗ trợ bệnh nhân khám và điều trị hiệu quả. Phòng khám nhận được nhiều phản hồi tốt về phong cách làm việc tận tâm, chu đáo; dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi; chuyên gia có chuyên môn và chi phí hợp lý, không tăng giá kể cả khi khám ngoài giờ. Do đó, đây là địa chỉ mà bạn quan tâm có thể tham khảo tìm đến để tiết kiệm thời gian.
Bạn vừa nắm được thông tin về bị bón quá lâu có gây bệnh trĩ không? giải pháp giúp điều trị hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu cần được tư vấn hỗ trợ thêm hoặc đặt lịch khám có thể nhấp trực tiếp vào Khung Chat bên dưới sẽ có chuyên viên hỗ trợ miễn phí, thông tin bảo mật.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người