Bệnh trĩ hỗn hợp độ 1, 2, 3, 4 là gì?
Bệnh trĩ thường được chia thành 3 dạng là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ hỗn hợp thường có 4 cấp độ với những biểu hiện và đặc điểm khác nhau. Người bệnh hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết được bệnh trĩ hỗn hợp độ 1, 2, 3, 4 là gì, để có thể phát hiện sớm và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Bệnh trĩ hỗn hợp là gì? bệnh có bao nhiêu cấp độ? Nhấp vào bảng chat để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp chi tiết và nhanh chóng.
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 1, 2, 3, 4 là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch bên trong hậu môn bị căng giãn quá mức tạo thành các búi trĩ. Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, cụ thể: khi các búi trĩ nội và búi trĩ ngoại xuất hiện cùng một lúc, đến một thời điểm nào đó các búi trĩ nội sẽ sa ra ngoài và liên kết với búi trĩ ngoại, tạo thành trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 1, 2, 3, 4 là gì?
Vì trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, nên bệnh cũng sẽ có các đặc điểm tương tự như hai loại trĩ kia và phát triển theo các cấp độ sau:
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 1
Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ, các biểu hiện của bệnh thường chưa rõ ràng vì búi trĩ mới hình thành; thông thường chỉ gây ngứa ngáy, đau và nóng rát xung quanh hậu môn.
Nhiều trường hợp sẽ có hiện tượng đại tiện ra máu nhưng do lượng máu rất ít, chỉ dính một ít trên giấy vệ sinh hoặc lẫn với phân nên khó phát hiện.
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 2
Sau một thời gian, các búi trĩ sẽ càng lớn dần nên các cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên và dữ dội hơn. Hơn nữa, lượng máu chảy ra khi đại tiện ngày càng nhiều (nhỏ thành giọt) kèm theo tình trạng hậu môn tiết ra dịch nhầy gây ẩm ướt, ngứa ngáy.
Lúc này, búi trĩ có kích thước khoảng bằng hạt đậu và thường chỉ sa ra ngoài mỗi khi người bệnh đi đại tiện, nhưng sau đó nó sẽ tự thu lại vào bên trong ống hậu môn.
Bệnh trĩ hỗn hợp nguy hiểm như thế nào? bệnh có chữa được không? Click để được giải đáp ngay
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 3
Đến giai đoạn 3, búi trĩ hỗn hợp đã phát triển lớn hơn nhiều, tĩnh mạch trĩ sưng phồng hơn. Triệu chứng sưng đau, ngứa rát và ẩm ướt khó chịu xuất hiện ngày càng thường xuyên với mức độ nặng hơn.
Đại tiện ra máu nhiều, máu có thể chảy nhiều thành giọt hoặc phun thành tia dẫn đến thiếu máu.
Búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài khi người bệnh đi đại tiện và không thể tự thu vào bên trong ống hậu môn mà phải dùng tay đẩy lên.
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 4
Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh trĩ hỗn hợp, vì lúc này búi trĩ đã phát triển với kích thước lớn và thường xuyên sa ra ngoài hậu môn, đặc biệt là không thể dùng tay đẩy vào được nữa.
Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 4 còn có các triệu chứng như: Đau rát hậu môn, căng tức bụng, ngứa ngáy, lở loét, tụt huyết áp…
Bệnh trĩ hỗn hợp độ 1, 2, 3, 4 là gì?
Bởi vì, trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại nên mức độ nguy hiểm của bệnh khá cao cũng như phức tạp hơn. Bệnh không chỉ khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, khó chịu mà nó còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như:
Khi búi trĩ xuất hiện cũng chính là thời điểm các vi khuẩn có hại có cơ hội xâm nhập và tấn công gây viêm nhiễm, lở loét hậu môn.
Gây ra các bệnh hậu môn trực tràng khác như: Nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn…
Đại tiện ra máu nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng váng, mệt mỏi…
Đặc biệt, bệnh trĩ hỗn hợp ở giai đoạn cuối rất dễ gây các biến chứng như: Nghẹt búi trĩ, tắc búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn, nhiễm trùng máu, thậm chí là ung thư hậu môn… gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Vì thế, nếu hậu môn có những biểu hiện bất thường thì người bệnh đừng nên chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa trĩ để thăm khám và sớm có cách điều trị hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1, 2 , 3, 4. Nếu người bệnh còn muốn tìm hiểu gì thêm về căn bệnh này thì hãy click vào bảng chat để được chuyên gia chuyên khoa tư vấn trực tiếp, miễn phí.
Bài viết bạn đang xem thuộc chuyên mục bệnh trĩ – trĩ hỗn hợp. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi một số bài viết khác trong cùng chuyên mục tại website: https://benhvienkhoatritphcm.com
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người