Phân biệt bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn như thế nào ?
Bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn là những căn bệnh không hiếm gặp, tuy nhiên do thiếu kiến thức về y học nên rất nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn giữa nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ, gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh (do áp dụng sai phương pháp). Vậy, phân biệt bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia chuyên khoa làm rõ vấn đề này qua bài viết sau.
Bạn không biết làm thế nào để phân biệt bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn.
Click vào bảng chat để được các chuyên gia tư vấn rõ ràng hơn.
Phân biệt bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn như thế nào?
Bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn đều là những bệnh hậu môn – trực tràng thường gặp, cả hai bệnh này rất dễ nhầm lẫn với nhau do đều có biểu hiện chảy máu khi đại tiện, đau rát và ngứa ngáy vùng hậu môn. Điều này có thể khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
Phân biệt bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn như thế nào?
Tuy nhiên, nếu nắm vững các kiến thức về y học, bệnh nhân vẫn có thể tự phân biệt được bệnh trĩ với nứt kẽ hậu môn qua những điểm khác nhau như:
Bệnh trĩ
Khái niệm: Dân gian còn gọi là bệnh lòi dom, bệnh hình thành do sự căng giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ (phình tĩnh mạch) ở các mô quanh hậu môn. Bệnh trĩ bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp
Biểu hiện: Biểu hiện chủ yếu của bệnh trĩ là chảy máu khi đại tiện và xuất hiện dị vật (búi trĩ) ở hậu môn. Với bệnh trĩ ngoại, búi trĩ sẽ xuất hiện bên ngoài hậu môn ngay từ những giai đoạn đầu; còn với trĩ nội, búi trĩ chỉ sa ra ngoài khi bệnh phát triển đến giai đoạn 3, 4.
Ban đầu, bệnh chưa có cảm giác đau nhức nhiều, chỉ đến khi búi trĩ sưng tấy và bị viêm nhiễm mới gây đau nhức khó chịu.
Cách điều trị: Cách điều trị bệnh trĩ chủ yếu là dùng thuốc (đối với bệnh ở giai đoạn 1 và 2), hoặc tiến hành cắt bỏ búi trĩ khi bệnh phát triển nặng.
Phải làm gì khi mắc bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn? Click vào khung chat để được chuyên gia giải đáp.
Nứt kẽ hậu môn
Khái niệm: Là một dạng viêm loét xảy ra ở vùng hậu môn - trực tràng, khiến các niêm mạc da hay nếp gấp ở hậu môn bị nứt ra, chiều dài vết nứt thường khoảng 0.5 - 1cm.
Biểu hiện: Biểu hiện chủ yếu của bệnh nứt kẽ hậu môn là đau nhức, ngứa rát khó chịu, nhất là khi đại tiện ra phân cứng, cảm giác đau có thể kéo dài cả ngày…
Nứt kẽ hậu môn chỉ quan sát được vết nứt xuất hiện ở các niêm mạc hậu môn, chứ không xuất hiện dị vật (búi trĩ).
Nứt kẽ hậu môn có mối quan hệ với phì đại u nhú ở hậu môn còn bệnh trĩ thì không.
Phần da bị tổn thương do nứt kẽ hậu môn có thể tự phân hủy, trong khi đó các búi trĩ thì không và chỉ có thể dùng các phương pháp cắt trĩ để phục hồi các tổn thương.
Cách điều trị: Điều trị nứt kẽ hậu môn chủ yếu sử dụng kết hợp thuốc uống và thuốc bôi giúp làm lành vết nứt, giúp thành tĩnh mạch bền chắc hơn.
Phân biệt bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn như thế nào?
Nứt kẽ hậu môn hay bệnh trĩ đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh như: Thiếu máu do đại tiện ra máu gây hoa mắt chóng mặt, choáng váng; viêm nhiễm và hoại tử hậu môn hay thậm chí là có khả năng dẫn đến ung thư hậu môn…
Do vậy, khi bị trĩ hay nứt kẽ hậu môn, người bệnh cũng cần chủ động tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được chuyên gia trực tiếp kiểm tra thăm khám, qua đó xác định chính xác căn bệnh mà họ mắc phải, từ đó đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Đồng thời, các bệnh nhân cũng cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý: Uống nhiều nước; ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc và các loại đậu; thường xuyên vận động nhẹ nhàng… để sức khỏe nhanh hồi phục.
Với những thông tin trên, chắc hẳn đã giúp người bệnh phân biệt được bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn. Nếu còn có thắc mắc gì thì hãy nhấp vào khung chat để được giải đáp 24/24.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người