Sa búi trĩ có triệu chứng như thế nào? cách điều trị an toàn
Sa búi trĩ là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh trĩ. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng búi trĩ sa có thể khiến người bệnh bị thiếu máu, nhiễm trùng, nghẹt búi trĩ, hoại tử… vô cùng nguy hiểm. Để biết sa búi trĩ có triệu chứng như thế nào? và cách điều trị an toàn là gì bạn có thể dành thời gian đọc bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích.
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN BỊ SA BÚI TRĨ
Sa búi trĩ là hiện tượng mà búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống khu vực hậu môn mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Mức độ sa nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh trĩ.
Nếu trĩ nhẹ, mức độ sa không đáng kể, chúng có thể tự thụt vào sau đó, nếu bệnh trĩ nặng hơn thì khi sa búi trĩ, người bệnh có thể phải dùng tay đẩy vào hoặc có khi búi trĩ nằm hẳn ngoài hậu môn gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt.
Tình trạng sa búi trĩ có thể gặp ở cả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, những nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là:
Do búi trĩ quá to khi không được điều trị
Khi bệnh trĩ không được điều trị, các búi trĩ sẽ to dần, sa xuống và lòi ra ngoài hậu môn. Do đó, đối với bệnh trĩ, các chuyên gia luôn khuyến khích bệnh nhân điều trị sớm khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.
Bệnh nhân rặn mạnh khi đi vệ sinh
Việc dùng sức rặn mạnh khi đi đại tiện, nhất là trong trường hợp táo bón hoặc tiêu chảy cũng sẽ làm gia tăng áp lực lên búi trĩ và khiến chúng bị sa ra ngoài.
Phụ nữ mang thai cũng dễ bị sa búi trĩ
Mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sa búi trĩ. Sa trĩ trong thai kỳ gây ngứa, đau, chảy máu khi đi đại tiện và nhiều vấn đề khó chịu khác cho thai phụ.
Nguyên nhân do người bệnh béo phì
Khi trọng lượng cơ thể dư thừa có thể gây căng thẳng lên các tĩnh mạch của trực tràng, từ đó tạo điều kiện cho các búi trĩ hình thành và sa xuống bên dưới.
Chế độ ăn uống của người bệnh trĩ
Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, uống ít nước, lười vận động, ngồi nhiều, hút thuốc lá… cũng đều là các yếu tố góp phần làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh trĩ và làm sa búi trĩ.
SA BÚI TRĨ CÓ TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?
Bác sĩ chuyên khoa trĩ - hậu môn phổ biến các triệu chứng của tình trạng sa búi trĩ bao gồm:
+ Có khối u: Khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh dùng tay sờ thấy một khối u nhỏ ở hậu môn sau đại tiện. Khối u mềm, thường không đau. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể đẩy được búi trĩ vào bên trong hậu môn.
+ Chảy máu: Người bệnh còn phát hiện các vệt máu tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu khi đi đại tiện. Về sau, máu sẽ chảy thành giọt, thành tia với lượng đáng kể, dễ gây thiếu máu.
+ Ngứa hậu môn: Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, ẩm ướt ở xung quanh hậu môn khi bị trĩ. Triệu chứng này có thể xảy ra khi búi trĩ sa ra ngoài, tiết dịch gây viêm da hậu môn.
+ Đau, khó chịu: Búi trĩ phát triển lớn có thể gây đau đớn cả khi đi đại tiện lẫn trong sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, ngay cả việc đi đứng hoặc ngồi bình thường cũng khiến bệnh nhân không thoải mái.
ĐIỀU TRỊ SA BÚI TRĨ BẰNG CÁCH NÀO HIỆU QUẢ?
Có rất nhiều phương pháp điều trị sa búi trĩ tùy thuộc vào mức độ sa nhẹ hay nặng. Cụ thể như sau:
Đối với sa búi trĩ giai đoạn nhẹ
Nếu triệu chứng sa búi trĩ nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, collagen và vitamin, uống nhiều nước, chườm mát hậu môn để giảm đau, tăng cường vận động, loại bỏ các thói quen làm tăng áp lực vùng hậu môn… để giúp cải thiện vấn đề.
Đối với sa búi trĩ giai đoạn nặng
Nếu việc chăm sóc tại nhà không hiệu quả, búi trĩ sa ra ngoài nặng và gây đau đớn hoặc chảy máu, bệnh nhân sẽ cần can thiệp bằng các phương pháp y khoa theo chỉ định chuyên gia, như:
+ Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi để giúp búi trĩ co lại và ngăn ngừa viêm nhiễm. Các loại thuốc có thể bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm ngứa, kháng viêm, giảm đau, thuốc tăng cường bền thành mạch, thuốc nhuận tràng…
+ Can thiệp thủ thuật: Một số thủ thuật cũng được chuyên gia chỉ định như: thắt búi trĩ bằng vòng cao su, tiêm xơ hoá búi trĩ, đốt laser…Các thủ thuật trên đều có quy trình đơn giản, nhanh chóng.
+ Điều trị bằng phẫu thuật: Phẫu thuật cắt trĩ áp dụng trong trường hợp có xuất hiện biến chứng gây thiếu máu, nhiễm trùng nặng. Các phương pháp có thể là: Longo; PPH hặc HCPT.
Bệnh nhân hiện có thể tham khảo Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu nếu muốn được khám và điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Phòng khám là cơ sở chuyên khoa uy tín, hội tụ chuyên gia giỏi cùng nhiều phương pháp tiên tiến, mang lại kết quả tối ưu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn.
Đa Khoa Hoàn Cầu hỗ trợ khám chữa trĩ với không gian sạch sẽ, mô hình khám diễn ra kín đáo chỉ với “1 chuyên gia - 1 bệnh nhân”. Mọi thông tin trao đổi đều được bảo mật an toàn, không ảnh hưởng cuộc sống riêng tư người bệnh.
Những thông tin trên đã giúp bạn biết sa búi trĩ có triệu chứng như thế nào? và cách điều trị an toàn hiệu quả là gì. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm, bạn đọc chỉ cần nhấp vào Bảng Chat bên dưới để được tư vấn.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người