Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11,Q.5, TPHCM.  Thời gian làm việc: 8h00 - 20h00 (Thứ 2 - CN)

BỆNH VIỆN TRĨ HCM


Tư Vấn miễn phí

TRUYỀN THÔNG - BÁO CHÍ

Đi ngoài ra máu là bị trĩ nội hay trĩ ngoại? bác sĩ chuyên khoa giải đáp

Ngày đăng : 02-01-2024 - Lượt xem : 274

Đi ngoài ra máu là biểu hiện phổ biến khi bị bệnh trĩ. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu là bị trĩ nội hay trĩ ngoại? đó là sự thắc mắc của nhiều người hiện nay. Bạn có thể tham khảo thông tin bên dưới để biết rõ về điều này.

BỆNH TRĨ LÀ GÌ? GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?

Trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, xuất hiện tại hậu môn trực tràng. Bệnh lý được hình thành do sự căng giãn quá mức ở các đám rối tĩnh mạch nằm quanh vùng hậu môn và gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng phồng mô cùng với đó cảm giác đau rát và khó chịu vô cùng.

Dựa theo vị trí của búi trĩ, mà bệnh trĩ chia thành trĩ nội và trĩ ngoại, cụ thể:

– Trĩ nội: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn, khi bệnh trở nặng búi trĩ sẽ tự trồi ra bên ngoài.

– Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ngoài rìa hậu môn, khi bệnh trở nặng thì búi trĩ sẽ gia tăng kích thước và lan rộng ra xung quanh gây viêm nhiễm.

– Trĩ hỗn hợp: Là trường hợp mà người bệnh mắc đồng thời cùng lúc cả trĩ nội và trĩ ngoại.

GIẢI ĐÁP ĐI CẦU RA MÁU LÀ BỊ TRĨ NỘI HAY TRĨ NGOẠI?

Trên thực tế thì khi bị bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại, bệnh nhân đều gặp phải hiện tượng đi cầu ra máu. Thế nhưng bạn có thể dựa vào một số đặc điểm bên dưới để biết được bệnh trĩ nào sẽ gây chảy máu nhiều hơn khi đi đại tiện.

Về đặc điểm của bệnh trĩ nội

Búi trĩ nội thường kín đáo nên người bệnh không thể sờ thấy hoặc nhìn thấy được. Cho đến khi búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện thì mới có thể cảm nhận rõ, song nó thường có thể tự co lại sau khi đi vệ sinh hoặc người bệnh có thể dùng tay đẩy ngược vào trong.

So với trĩ ngoại thì trĩ nội thường không gây đau nhiều, thay vào đó là:

Tăng tiết dịch nhầy: việc đi ngoài rặn mạnh khiến hậu môn bị viêm nhiễm và bị xước, từ đó dẫn đến việc ngứa ngày và tiết dịch nhiều tại hậu môn.

Bạn luôn có cảm giác phân còn vướng víu tại hậu môn và chưa đi hết phân ra ngoài nhưng không biết làm cách nào để đẩy hết.

Giai đoạn đầu bệnh nhân còn sẽ thấy chảy máu, máu dính trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân. Bệnh càng nặng, máu chảy càng nhiều, đôi khi chảy thành tia và thành giọt.

Về đặc điểm của bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại hình thành bên ngoài vùng hậu môn nên dễ dàng nhìn và sờ thấy kể cả khi búi trĩ chưa phát triển. Trĩ ngoại sẽ gây đau nhiều và đau càng nghiêm trọng hơn vùng hậu môn bên ngoài dễ cọ sát với quần áo khi bệnh nhân đi lại.

Các biểu hiện khác của trĩ ngoại

- Ngứa và sưng xung quanh vùng hậu môn.

- Nhìn và sờ thấy có một hoặc nhiều cục u bất thường xung quanh hậu môn.

- Có chảy máu trong và sau khi đi đại tiện nhưng trĩ ngoại thường chảy máu ít hơn so với trĩ nội.

- Cảm giác đau đớn, khó chịu thường xuyên ở hậu môn hơn trĩ nội

- Tăng tiết dịch nhầy hậu môn, có thể bị rò rỉ phân.

Như vậy, bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đều khiến bạn đi ngoài ra máu. Do đó, bỗng nhiên gặp phải hiện tượng này, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám và hỗ trợ điều trị theo đúng phương pháp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ

Qua các triệu chứng bệnh trĩ trên, chuyên gia sẽ có cách thăm khám để chẩn đoán tình trạng bệnh, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Trĩ ngoại dễ dàng chẩn đoán bằng thăm hỏi triệu chứng và khám trực tiếp. Với trĩ nội thì khó khăn hơn do búi trĩ nằm sâu bên trong ống hậu môn và trực tràng, chuyên gia có thể cần:

- Khám trực tiếp bằng tay can thiệp sâu trong hậu môn.

- Soi trực tràng kết hợp nội soi hậu môn.

Ngoài ra, chuyên gia cũng cần chẩn đoán phân biệt trĩ với các bệnh lý khác: nứt hậu môn, viêm ống hậu môn, áp xe quanh hậu môn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, sa trực tràng,…

Nếu trĩ ở mức độ nhẹ, chuyên gia có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp cho bệnh nhân thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, thể dục lành mạnh. Thuốc điều trị có thể là thuốc bôi, thuốc đặt phù hợp với công dụng kháng viêm, giảm đau rát, sưng hậu môn,…

Song các trường hợp trĩ nặng, búi trĩ lớn thì bắt buộc chuyên gia phải can thiệp bằng phẫu thuật, thắt búi trĩ, tiêm xơ, đốt búi trĩ,… hoặc thực hiện bằng phương pháp PPH và HCPT với các ưu điểm nổi trội như: thực hiện ít gây đau, ít để lại sẹo, ít chảy máu và vết thương mau lành hơn.

Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu hiện đang là địa chỉ chuyên khoa trĩ uy tín tại TPHCM, hỗ trợ điều trị các vấn đề hậu môn trực tràng, giúp nhiều bệnh nhân khỏi bệnh trong thời gian sớm. Do đó, địa chỉ luôn nhận được nhiều phản hồi tốt của những bệnh nhân từng chữa trị tại đây.

Phòng khám hội tụ các chuyên gia giỏi chuyên khoa, làm việc tận tâm và có trách nhiệm, thăm khám kỹ càng trong mô hình riêng tư kín đá, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Bên cạnh đó các chuyên viên khác tại phòng khám cũng hỗ trợ trong vấn đề thủ tục, đặt hẹn, quy trình khám, không để bệnh nhân chờ đợi lâu.

Bạn đã nắm được thông tin đi ngoài ra máu là bị trĩ nội hay trĩ ngoại? hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp bệnh nhân sớm nhận biết và chữa trị kịp thời. Để được chuyên gia giải đáp trực tiếp hoặc lấy hẹn khám nhanh vào bất cứ ngày nào trong tuần, bạn chỉ cần nhấp vào Bảng Chat bên dưới, tư vấn miễn phí.

Tư Vấn miễn phí khám và chữa bệnh trĩ tại tphcm

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan

-->
Phòng khám đa khoa hoàn cầu
Đặt phòng trực tuyến
Trang chủ