Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh đơn giản mà hiệu quả
Táo bón kéo dài trong thời gian mang thai là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn sau sinh. Nứt hậu môn sau sinh cần được điều trị nhanh và đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ. Trong bài viết sau, các chuyên gia xin chia sẻ một số cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh đơn giản mà hiệu quả, sản phụ có thể tham khảo và áp dụng.
Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng cách nào? CLICK VÀO ĐÂY để được tư vấn cách điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng.
Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh đơn giản mà hiệu quả
Phụ nữ sau sinh thường có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn cao. Nguyên nhân có thể là do: Bị táo bón trong thời gian mang thai, thay đổi nội tiết tố, sang chấn trong quá trình sinh nở…
Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh đơn giản mà hiệu quả
Vết nứt kẽ hậu môn rất dễ bị nhiễm trùng từ phân khi đại tiện và hình thành các ổ áp xe giữa hai cơ thắt hoặc áp xe quanh hậu môn, nguy hiểm hơn là có thể gây rò hậu môn. Vì thế, khi bị nứt kẽ hậu môn sau sinh thì các sản phụ không nên coi thường mà phải điều trị ngay.
Nếu phát hiện các dấu hiệu nứt kẽ hậu môn, các mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả sau để điều trị bệnh. Cụ thể:
Điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng thuốc
Với phụ nữ sau sinh, nhất là những ai đang cho con bú thì hạn chế điều trị nứt kẽ hậu môn bằng các loại thuốc dạng uống, để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Tuy nhiên các mẹ vẫn có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng tại chỗ dưới dạng bôi hoặc dạng đặt, bao gồm:
Kem bôi ngoài da (bôi tại vị trí có vết nứt) có tác dụng điều trị và làm giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức, giúp các vết nứt nhanh lành hơn.
Viên đặt hậu môn giúp làm giảm và xoa dịu triệu chứng đau rát khi đại tiện.
Bạn muốn tìm một địa chỉ chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh hiệu quả >>> Click để được tư vấn
Điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng phương pháp dân gian
Ngoài việc dùng thuốc bôi hay thuốc đặt hậu môn, các mẹ bị nứt kẽ hậu môn sau sinh có thể áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị bệnh mà không phải lo lắng chất lượng sữa bị ảnh hưởng.
Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng dầu ô liu
Dầu ô liu không chỉ có thành phần chất béo tự nhiên dồi dào rất tốt cho hệ tiêu hóa, mà còn có đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm và khôi phục các tổn thương trên da hiệu quả.
Do đó, nếu bị nứt kẽ hậu môn sau sinh do táo bón, các mẹ có thể chế biến thức ăn bằng dầu ô liu để cải thiện tình trạng táo bón.
Đồng thời lấy dầu ô liu, mật ong, sáp ong theo tỷ lệ 1:1:1 cho vào bát sứ và trộn đều, sau đó đun cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng đến khi hỗn hợp này tan chảy, để nguội rồi thoa đều hỗn hợp này lên vùng da quanh hậu môn. Thực hiện hàng ngày đến khi vết nứt liền miệng.
Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều triglycerides và một số chất được cho là có tác dụng bôi trơn, giúp vết nứt kẽ hậu môn nhanh lành, đồng thời giúp giảm đau và kháng khuẩn.
Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần lấy một lượng dầu dừa vừa phải bôi lên vết nứt hậu môn ngày 3 lần, kiên trì thực hiện sẽ nhận thấy vết nứt lành lại và hết đau rát.
Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh đơn giản mà hiệu quả
Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng nha đam
Nha đam rất tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng trong việc làm đẹp như làm sáng da, mờ sẹo, làm liền vết thương. Đồng thời có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm, nên các mẹ bị nứt kẽ hậu môn sau sinh cũng có thể sử dụng nha đam để điều trị bệnh.
Cách thực hiện: Tách lấy phần gel nha đam và thoa lên vùng hậu môn có các vết nứt 3 lần/ ngày, thoa liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ thấy các vết nứt dần liền lại.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể ăn các món ăn, thức uống chế biến từ nha đam để thanh nhiệt, giải độc và cải thiện chứng táo bón.
Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng dầu mù u
Tinh dầu mù u có nhiều công dụng như: Chống viêm, giảm đau, làm liền sẹo… nên được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị phỏng do nước sôi, khí đốt, cháy nắng… Đặc biệt tinh dầu mù u còn được nhiều cơ sở y học cổ truyền áp dụng trong việc chữa nứt kẽ hậu môn.
Rất đơn giản, các mẹ chỉ cần dùng tăm bông chấm vào tinh dầu mù u rồi bôi lên vết nứt 1 – 2 lần/ ngày, kiên trì thực hiện sẽ nhận thấy vết nứt dần lành lại.
Lưu ý: Nếu đã áp dụng những cách trên nhưng bệnh vẫn không khỏi thì các mẹ hãy đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để chuyên gia kiểm tra thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Trên đây là những cách chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh đơn giản mà hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Nếu còn có thắc mắc gì khác thì hãy nhấp vào khung chat để được giải đáp cụ thể, miễn phí.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người