Bị nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không ?
Nứt kẽ hậu môn là một dạng viêm hậu môn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, vì nứt kẽ hậu môn là tổn thương bên ngoài, nên nhiều người thường có chung một thắc mắc đó là bị nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không? Cùng làm rõ những thắc mắc cơ bản về bệnh này ngay sau đây để có kiến thức chăm sóc sức khỏe đúng cách nhé.
Bạn thắc mắc không biết bệnh nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Nhấp vào bảng chat để nhận được sự giải đáp, tư vấn từ chuyên gia chuyên khoa.
Bị nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Nứt kẽ hậu môn là bệnh về hậu môn trực tràng phổ biến. Tổn thương ở niêm mạc hậu môn này thường xuất phát từ việc ăn uống không khoa học, táo bón lâu ngày, quan hệ tình dục thô bạo bằng đường hậu môn… với biểu hiện là tình trạng đau rát và ngứa ngáy hậu môn, đại tiện ra máu…
Bị nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý có diễn biến phức tạp. Bệnh vẫn có thể tự khỏi được, nhưng tỷ lệ tự khỏi lại không cao, vì hậu môn là nơi dễ dàng tiếp xúc với các vi khuẩn, nên những vết thương, vết nứt ở hậu môn thường rất khó lành một cách tự nhiên.
Nói cách khác, nếu bệnh nhẹ thì sức đề kháng của cơ thể sẽ tự tiêu diệt vi khuẩn và làm lành vết thương, nhưng nếu vi khuẩn tấn công một cách ồ ạt thì bệnh khó có thể tự khỏi được.
Không những vậy, một khi bệnh nứt kẽ hậu môn chuyển biến nặng và không có hướng can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như gây viêm nhiễm hậu môn, hoại tử hậu môn… đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
Vì vậy, khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh không nên chủ quan để bệnh tự khỏi mà hãy chủ động thăm khám, tránh để bệnh phát triển nặng hơn cũng như giúp sức khỏe nhanh hồi phục.
Khi bị nứt kẽ hậu môn cần phải làm gì? Hỏi chuyên gia chuyên khoa bằng cách CLICK VÀO ĐÂY
Các phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn
Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Táo bón là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nứt kẽ hậu môn trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, để cải thiện tình hình sức khỏe, người bệnh cần khắc phục tình trạng táo bón bằng cách:
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại củ (khoai lang, khoai tây, cà rốt) và hoa quả tươi, uống nước ép trái cây để nhuận tràng, chống táo bón và giảm áp lực lên thành hậu môn mỗi khi đại tiện.
Uống đủ nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày) giúp làm mềm phân, chống táo bón hỗ trợ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả.
Ngâm hậu môn hàng ngày với nước ấm trước khi đi ngủ để sát khuẩn và giảm đau.
Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch, lau lại bằng giấy mềm để hạn chế những tác động đến các vết nứt.
Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách tạm thời chứ không có tác dụng lâu dài, bệnh vẫn có thể tái phát.
Bị nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?
Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc
Khi bệnh ở giai đoạn mới phát triển, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, mục đích là làm giảm áp lực lên cơ vòng hậu môn, cầm máu và giảm đau. Trong một số trường hợp nặng hơn, chuyên gia sẽ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc kháng sinh, kháng khuẩn để xoa dịu các triệu chứng của bệnh.
Thuốc uống: Chống táo bón, cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn.
Thuốc bôi ngoài da: Thường có dạng kem hay dạng mỡ, có tác dụng giảm đau và giúp các vết nứt nhanh lành hơn.
Thuốc kháng sinh: Có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm sưng đau và tràn dịch.
Lưu ý: Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, cũng không được sử dụng thuốc bừa bãi để tránh các phản ứng phụ không mong muốn.
Trên đây là giải đáp về thắc mắc bị nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không cũng như chia sẻ các phương pháp chữa trị bệnh. Nếu còn muốn tìm hiểu gì thêm, bệnh nhân có thể nhấp vào khung chat để được tư vấn chi tiết hơn.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người