Bác sĩ khoa trĩ giải đáp ngồi lâu có bị trĩ không?
Rất nhiều người lo lắng việc ngồi nhiều dễ bị bệnh trĩ, nhất là những người có tính chất công việc như: thợ may, dân văn phòng, lái xe,… Vậy hãy xem thông tin đã được chuyên gia khoa trĩ giải đáp về việc ngồi lâu có bị trĩ không? trong thông tin dưới đây.
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC: NGỒI LÂU CÓ BỊ TRĨ KHÔNG?
Bệnh trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn bị áp lực chèn ép dẫn đến xung huyết, biến đổi cấu trúc và hình thành các cục thịt thừa (hay còn được gọi là búi trĩ) ở khu vực hậu môn. Đây là một căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai và dù làm công việc gì.
Tuy nhiên những cuộc khảo sát cho thấy những người ngồi nhiều (những người làm các công việc như văn phòng, làm trong các băng chuyền sản xuất công nghiệp,…) có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn so với những người có công việc khác.
Lý do cho vấn đề này, các chuyên gia những người ngồi nhiều dễ bị trĩ xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Ngồi lâu gây ap lực tại vùng hậu môn
Khi ngồi lâu trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống tĩnh mạch ở vùng trực tràng và hậu môn, đồng thời dễ sinh ra tình trạng xung huyết cục bộ. Khi bị xung huyết kéo dài sẽ gây ra những tổn thương và là điều kiện thuận lợi để hình thành các búi trĩ.
Dẫn đến tình trạng máu bị dồn nén, khó lưu thông
Việc ngồi nhiều cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc máu bị dồn ứ và lưu thông kém qua khu vực hậu môn trực tràng. Điều này không tốt cho sức khỏe tiêu hóa và cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Phân bị dồn nén gây nên tình trạng táo bón
Những người phải thường xuyên ngồi nhiều do tính chất công việc thường có một thói quen không tốt là nhịn đi đại tiện. Tật xấu này làm tình trạng phân bị dồn ứ trong ruột già cũng trở nên nhiều hơn, theo thời gian phân sẽ bị cứng lại và gia tăng kích thước gây nên tình trạng táo bón. Và táo bón cũng là một nguyên nhân khiến trực tràng bị tổn thương nên rất dễ sinh ra bệnh trĩ.
Việc ngồi lâu không chỉ khiến bạn có khả năng mắc phải bệnh trĩ mà còn làm tăng một số nguy cơ mắc bệnh lý khác như:
+ Bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, suy tim mạch, ứ đọng ngoại vi,…
+ Bệnh lý về xương khớp như bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, bệnh Gout
+ Loãng xương do cơ thể ít vận động, lâu dài có thể bị thoái hóa xương.
+ Mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
+ Mắc bệnh về đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu, sỏi thận,…
NGƯỜI NGỒI NHIỀU NÊN LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ BỊ BỆNH TRĨ?
Mặc dù tỷ lệ người ngồi nhiều bị trĩ cao hơn so với những ngành nghề khác là một thực tế, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bất cứ ai ngồi nhiều đề sẽ bị trĩ. Nếu công việc yêu cầu bạn phải ngồi nhiều và không muốn bị trĩ làm phiền thì hãy ghi nhớ những lưu ý sau:
Không nên ngồi trên bề mặt ghế quá cứng bởi điều này sẽ dễ gây chèn ép các mạch máu và khiến quá trình lưu thông máu ở khu vực hậu môn cũng bị ách tắc. Giải pháp là bạ có thể sử dụng một tấm đệm lót mềm mại để ngồi lên sẽ giúp quá trình lưu thông máu được tốt hơn.
Các bạn không nên ngồi yên trong thời gian quá lâu. Trung bình khoảng 30 phút các bạn nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng trong khoảng 4 đến 5 phút. Có thể thực hiện thao tác siết và thả cơ hậu môn để tăng cường sự lưu thông máu qua bộ phận này của cơ thể.
Khi có dấu hiệu muốn đi đại tiện thì nên chú ý đi trong thời gian sớm nhất, tránh việc nhịn quá lâu. Các bạn cũng nên tập thói quen đi đại tiện thường xuyên vào buổi sáng trước khi đến chỗ làm để tránh những tình huống khó xử khi đang trong giờ làm việc nhé.
CÁC BIỆN PHÁP GIÚP NGĂN NGỪA MẮC BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ
Để có thể ngăn ngừa bệnh trĩ một cách hiệu quả, các bạn cần ghi nhớ và thực hiện đều đặn những điều lưu ý sau:
► Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể. Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả như: súp lơ, bắp cải, đậu bắp, cần tây,… và đây là các loại thực phẩm cần thiết để bạn có được một hệ tiêu hóa tốt, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.
► Duy trì chế độ thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Các bạn nên tập các bài tập giúp tăng cường cơ sàn chậu và cơ vòng hậu môn, điều này giúp lưu thông máu, đại tiện dễ dàng, từ đó ngăn ngừa bệnh trĩ một cách hiệu quả.
► Uống đầy đủ ít nhất 2l nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa và bài tiết thải độc hiệu quả hơn, giúp phòng ngừa trĩ và cả những bệnh lý khác.
► Mỗi ngày nên vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn, có thể ngâm bằng nước muối ấm để làm giúp cơ vòng khỏe mạnh, dẻo dai hơn và ngăn ngừa bệnh trĩ tốt.
► Chủ động thăm khám và điều trị sớm theo phác đồ của chuyên gia chuyên khoa khi nghi ngờ mắc bệnh trĩ thông qua những dấu hiệu như: đại tiện ra máu, đau rát hậu môn, khó đi đại tiện, chảy dịch hậu môn,…
Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là một sự lựa chọn tốt và uy tín cho những ai muốn khám hậu môn cũng như khám chữa bệnh trĩ. Phòng khám chuyên khoa với cơ sở vật chất tốt, máy móc hiện đại và đạt chuẩn, mang đến kết quả nhanh và chính xác.
Đặc biệt, các chuyên gia chuyên khoa trĩ tại phòng khám cũng đã hỗ trợ thành công cho nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ từ nhẹ đến phức tạp. Trong đó, kỹ thuật PPH và HCPT là hai giải pháp loại bỏ búi trĩ nhanh chóng, hạn chế tái phát, không để lại sẹo,… mà bạn nên tham khảo để được tư vấn.
Như vậy chuyên gia khoa trĩ đã giải đáp ngồi lâu có bị trĩ không? cũng như cách để hạn chế mắc bệnh trĩ khi phải ngồi nhiều. Để hiểu thêm bất kì thông tin nào, bạn chỉ cần liên hệ chat trực tiếp cùng chuyên gia tư vấn tại Khung Chat bên dưới.
{tuvan
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người